Nhiều phụ huynh băn khoăn rằng có nên mua máy tính cho con cái còn là học sinh không? Và nên mua laptop hay máy tính bàn cho học sinh để thuận tiện cho học tập mà con không ham chơi game, xem phim…
Nhu cầu sử dụng máy tính của học sinh, sinh viên dần tăng lên nhưng phải quản lý thế nào để các bạn học sinh sử dụng máy tính đúng mục đích? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Maytinhspeed.com nhé!
1. Tại sao học sinh cần sử dụng máy tính?
Phương pháp giảng dạy của các trường học ngày càng trở lên hiện đại, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh… Những tài liệu, thông báo môn học được các thầy cô gửi online và học sinh cần máy tính để tải về, xem và làm bài.
Bên cạnh đó, sự ảnh hưởng của dịch bệnh khiến cho các trường học không thể cho học sinh đi học như bình thường, thay vào đó là dạy và học online. Để học online, học sinh cần có máy tính bởi không thể sử dụng điện thoại của bố mẹ để học nhiều giờ trong ngày, và học trong nhiều ngày.
Thêm đó, việc tìm kiếm thông tin, học thêm ngoại ngữ, năng khiếu… cũng cần có sự hỗ trợ của bộ máy tính cho các bạn học sinh học tập tốt hơn. Do đó, việc sử dụng máy tính cho học sinh ngày càng trở nên phổ biến hơn.
2. Nên mua laptop hay máy tính bàn cho học sinh?
Thời gian và nhu cầu sử dụng máy tính của học sinh là chưa nhiều nên các gia đình có xu hướng cho con cái dùng chung máy tính có sẵn của bố mẹ. Nhưng nếu chưa có máy tính tại nhà hoặc không có dư máy tính để cho con học, thì nên mua laptop hay máy tính bàn cho học sinh?
Dưới đây, hãy cùng Speed Computer tìm hiểu về ưu điểm – nhược điểm của laptop và máy tính để bàn, so sánh để đưa ra kết luận là bạn nên mua laptop hay máy tính bàn cho con mình học tập nhé!
2.1. Ưu điểm và nhược điểm của Laptop
Laptop cho học sinh | |
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
2.2. Ưu điểm và nhược điểm của máy tính bàn
Máy tính bàn cho học sinh | |
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
2.3. Kết luận
Nên mua laptop hay máy tính bàn cho học sinh? – Bạn nên mua máy tính để bàn, bởi những lý do sau đây:
- Với cùng 1 số tiền, bạn mua máy tính bàn sẽ được cấu hình cao hơn so với mua laptop.
- Máy tính để bàn sử dụng ổn định, hiệu năng cao, tình trang nóng máy ít xảy ra.
- Dễ dàng kiểm soát thời gian sử dụng máy tính của con cái vì nếu dùng sẽ cần ra nơi đặt máy tính, chứ không thể mang đi chỗ khác giống như laptop.
- Việc nâng cấp linh kiện trên máy tính để bàn cũng dễ dàng hơn so với laptop trong trường hợp sau này bạn cần máy tính đó để làm việc nặng hơn.
- Tuổi thọ của máy tính bàn cho học sinh cũng cao hơn so với laptop
Máy tính để bàn học tập sẽ đảm bảo cho con bạn quá trình học tập thuận tiện mà không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác. Các thành viên trong gia đình cũng có thể cùng nhau sử dụng để làm việc, giải trí… trên cùng 1 máy tính này.
3. Máy tính học sinh giá bao nhiêu?
Mua máy tính để bàn cho học sinh thì không cần mua loại quá đắt tiền. Sử dụng những cấu hình máy tính tầm trung vừa giúp bạn tiết kiệm chi phí, vừa đảm bảo máy hoạt động tốt với tuổi thọ cao.
Trung bình, máy tính lắp ráp có giá khoảng 8 – 11 triệu là có thể sử dụng tốt trong nhiều năm. Bạn cũng có thể tham khảo các bộ máy tính học tập có giá thấp hơn trong khoảng 6 – 8 triệu nhưng sẽ cần nâng cấp trong tương lai gần bởi các linh kiện trong máy tính giá rẻ cũng đã là những thế hệ khá lâu rồi.
Máy tính rẻ hơn nữa thì KHÔNG NÊN mua bởi sẽ chỉ được thời gian ngắn là xảy ra trục trặc, thời gian bảo hành các linh kiện cũng rất ngắn và rất hiếm khi được bảo hành chính hãng.
4. Tham khảo một số máy tính để bàn cho học sinh
Gợi ý một số bộ máy tính cho học sinh (bao gồm cả màn hình và PC) trong tầm giá 6 – 8 triệu đồng:
-
Bộ máy tính B85 – CPU i5 4570 – RAM 8GB – SSD 120GB – HDD 250GB
-
Bộ máy tính H310 – CPU G5400 – RAM 8GB – SSD 120GB – HDD 250GB
Máy tính để bàn cho học sinh tầm giá 9 – 11 triệu đồng (Khuyên dùng)
Hy vọng qua bài viết này, Speedcom đã mang đến cho khách hàng những thông tin cần thiết trong việc nên mua laptop hay máy tính bàn cho học sinh, cũng như đưa ra một số cấu hình máy tính tham khảo. Hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức hơn về lĩnh vực máy tính nhé!