Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá cấu tạo của RAM và làm rõ nguyên lý hoạt động của nó để cung cấp cho máy tính khả năng xử lý thông tin nhanh như ánh sáng. Hãy cùng nhau đào sâu bộ nhớ tạm thời này và tìm hiểu về vai trò quan trọng của nó trong máy tính của bạn.
1.RAM là gì?
RAM là viết tắt của Random Access Memory là bộ nhớ tạm thời của máy tính giúp lưu trữ thông tin hiện hành để CPU có thể truy xuất và xử lý. Vì là bộ nhớ tạm thời nên khi mất nguồn điện cung cấp, RAM không thể lưu trữ được dữ liệu và những dữ liệu này cũng sẽ bị mất đi.
2. Cấu tạo của RAM
2.1 Bo mạch (Mainboard)
Chứa tất cả những thành phần của RAM và kết nối các thành phần bộ nhớ với máy tính thông qua mạch bán dẫn silicon
2.2 SDRAM
SDRAM được gọi là đồng bộ vì khác với DRAM thông thường (không đồng bộ), các hoạt động bộ nhớ của SDRAM được đồng bộ hóa với vi xử lí nhằm đơn giản hóa giao diện điều khiển và loại bỏ việc tạo tín hiệu không cần thiết.
2.3 Bộ nhớ
RAM có ngân hàng bộ nhớ gồm thành phần các mô – đun có thể lưu trữ lượng lớn dữ liệu. SDRAM luôn chứa hai hoặc nhiều ngân hàng bộ nhớ và chúng có thể truy cập lẫn nhau.
2.4 Chip SPD
Chip SPD (Serial Presence Detect) trên bo mạch chứa thông tin về loại bộ nhớ, kích thước, tốc độ và thời gian truy cập. Chip SPD cho phép truy cập thông tin này khi máy tính khởi động.
2.5 Bộ đếm
Bộ đếm trên chip có nhiệm vụ theo dõi các địa chỉ cột để cho phép truy cập cụm tốc độ cao. Nó sử dụng hai loại cụm tuần tự và xen kẽ.
3. Nguyên lí hoạt động của Ram
Sau khi hiểu về RAM là gì, cấu tạo của RAM gồm những gì thì tiếp theo đây chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên lí hoạt động của RAM.
- Khi mở một ứng dụng trên thiết bị công nghệ, dữ liệu của phần mềm sẽ được truyền từ ổ cứng và lưu trữ tại RAM. Lúc này CPU sẽ truy xuất và lấy dữ liệu từ RAM để xử lý và phản hồi lại thao tác của người dùng, sau đó lưu ngược lại vào ổ cứng vì RAM.
- Khi bạn ngưng ứng dụng hoặc tắt máy thì bộ nhớ trên RAM sẽ được trả lại.
Xem thêm: 7 tiêu chí của máy tính văn phòng cần phải có