Nguồn máy tính, hay còn có tên gọi khác là PSU. Đây là một bộ phận không thể thiếu trong cung cấp năng lượng giúp máy tính hoạt động. Vậy cấu tạo bộ nguồn máy tính gồm những thành phần nào? Hãy cùng Máy tính Speed tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguồn máy tính là gì trước nhé
Nguồn máy tính là gì?
Nguồn máy tính còn có tên gọi khác là Power Supply Unit – gọi tắt là PSU. Đây là một bộ phận giúp máy tính có thể hoạt động. Nguồn máy tính nằm trong cây máy tính. Nhiệm vụ của nguồn máy tính là cung cấp năng lượng cho các bộ phận như: Ổ cứng, RAM, bo mạch chủ,….
Máy tính để bàn có hoạt động lâu dài hay bền bỉ phụ thuộc vào nguồn máy tính. Một nguồn máy tính chất lượng kém, không ổn định, công suất không đủ sẽ gặp các tình trạng:
- Máy tính hay khởi động lại.
- Những bộ phận bên trong máy tính nhanh hỏng.
- Máy tính hay bị tắt đột ngột.
Nếu bạn hay gặp tình trạng máy tính hay bị tự tắt, bạn có thể tham khảo bài viết của chúng tôi Tại Đây.
Cấu tạo bộ nguồn máy tính
Bộ nguồn máy tính gồm các bộ phận bên trong và các đường điện. Chúng ta tìm hiểu các bộ phận bên trong trước nhé.
Các bộ phận trong nguồn máy tính
Các bộ phận trong nguồn máy tính có thể kể đến như:
- Bộ bảo vệ: Có tác dụng bảo vệ an toàn cho máy tính của bạn khi có sự cố xảy ra. Các sự cố có thể kể đến như quá áp, quá dòng.
- Bộ nắn điện: Hay còn có tên gọi khác là bộ chỉnh lưu. Bộ chỉnh lưu có tác dụng chuyển điện áp xoay chiều thành một chiều.
- Bộ biến áp: Giúp dòng điện xoay chiều xuống một mức nhất định. Từ đó, bảo vệ các bộ phận bên trong luôn được hoạt động ổn định.
- Bộ lọc nhiễu: Có chức năng lọc nhiễu. Từ đó, tránh các nhiễu có tác động không tốt ảnh hưởng đến thiết bị.
- Bộ ổn áp: Có tác dụng giúp ổn định điện áp chạy trong bộ phận máy tính khi nguồn điện giảm đột ngột, bộ phận máy tính gặp trục trặc .
Các đường điện trong nguồn máy tính
Sau đây là các đường điện nằm trong cấu tạo bộ nguồn máy tính
- Đường điện +3.3V: Đường điện này có dây màu cam, được sử dụng hầu hết ở các máy tính hiện đại. Có vai trò cung cấp điện cho bộ nhớ chính và CPU.
- Đường điện +5V: Là các dây màu đỏ. Giúp cung cấp điện cho các linh kiện ngoại vi và bo mạch chủ.
- Đường điện +12V: Là các dây màu vàng. Có tác dụng cung cấp nguồn điện cho CPU, card mở rộng và ổ cứng.
- Đường điện -12V: Có màu xanh dương. Vì loại đường điện này có cường độ dòng điện yếu nên thường ít có đối với các máy tính hiện đại. Đường điện -12V chủ yếu có ở các máy tính để bàn cũ.
- Đường điện 0V: Là các dây màu đen. Đường điện 0V còn có tên gọi khác là GND.
Các tiêu chí để chọn bộ nguồn máy tính tốt
Để chọn bộ nguồn máy tính tốt, cần các điều kiện sau đây:
- Hiệu suất của bộ nguồn máy tính trên 80%
- Điện áp đầu ra của nguồn máy tính không nhiễu và phải bằng phẳng
- Điện áp đầu ra cần ổn định: Không lệch quá -5% đến +5% so với điện áp định danh khi mà nguồn hoạt động với công suất thiết kế.
- Không gây ra từ trường, điện trường,và không gây nhiễu sang các bộ phận khác xung quanh.
- Bộ nguồn máy tính ồn nhỏ, rung và ít nhiệt khi hoạt động.
- Các dây nối nguồn máy tính nhiều chân cắm và đa dạng. Đảm bảo được bọc gọn gàng và chống nhiễu.
- Cần hoạt động ổn định với công suất thiết kế trong một thời gian dài.
- Dải điện áp đầu vào càng cao càng tốt. Thường thường điện áp đầu vào từ 90v đến 260V, tần số 50/60 Hz.
Xem thêm:
Bài viết trên của Máy tính Speed đã giúp bạn giải đáp thắc mắc cấu tạo bộ nguồn máy tính gồm những bộ phận nào cũng như các tiêu chí để chọn nguồn máy tính. Có thể thấy rằng, bộ nguồn máy tính có vai trò rất quan trọng đối với máy tính. Hy vọng thông tin trên hữu ích đối với bạn trong việc tìm hiểu về bộ nguồn máy tính.