Bài viết dưới đây dành cho những ai đang có ý định mua máy tính làm việc nhưng không biết chọn cấu hình PC văn phòng như thế nào? Dù là “mù tịt” công nghệ với hướng dẫn “cặn kẽ” dưới đây, bạn cũng có thể mua được máy vi tính phù hợp với yêu cầu công việc.
Cùng maytinhspeed.com tìm hiểu rõ hơn nào!
Lựa chọn cấu hình PC văn phòng như thế nào?
CPU
CPU được ưa chuộng hơn cả trong các bộ máy tính văn phòng. Đặc biệt là các dòng: Celeron, Pentium, Core i3, Core i5… Với nhu cầu làm việc khác nhau, các mã CPU được sử dụng cũng thay đổi theo:
→ Làm việc văn phòng cơ bản: Celeron, Pentium, Core i3, Core i5 thế hệ thứ 5 trở về trước như Core i3 2100, Core i3 3220, Core i3 4150, Core i5 3470, Core i3 4150, Core i5 4460…
→ Hỗ trợ cho việc kinh doanh, kế toán, kiểm kê kho hàng: Core i3, Core i5 thế hệ 6-9 như Core i3 8100, Core i3 9100, Core i5 6500, Core i5 8400…
→ Làm các tác vụ văn phòng nặng liên quan đến chỉnh sửa hình ảnh: Core i3, Core i5 thế hệ 9, 10 như Core i3 10100, Core i5 9400, Core i5 10400…
Dựa trên từng nhu cầu sử dụng, bạn hãy chọn mã CPU phù hợp!
Mainboard
Lựa chọn Mainboard cho máy tính văn phòng cũng khá đơn giản, chỉ cần đáp ứng 2 tiêu chí: tương thích với CPU và là dòng giá rẻ. Với các CPU của Intel thì dòng Main H chính là bo mạch chủ “quen thuộc” nhất.
Dưới đây là bảng Mainboard và CPU đi kèm trong cấu hình PC văn phòng:
Mainboard | CPU đi kèm |
H61 | CPU Intel thế hệ 2 và 3 |
H81 | CPU thế hệ 4 của Intel |
H110 | CPU Intel thế hệ thứ 6 và 7 |
H310 | CPU Intel thế hệ 8 và 9 |
H410 | CPU Intel thế hệ 10 |
Bên cạnh dòng Mainboard H, bạn cũng có thể chọn dòng B365, B465 như cho các mã CPU hiệu năng cao Core i5 thế hệ thứ 9, thứ 10.
RAM
Khi chọn RAM cho PC văn phòng, bạn chỉ cần quan tâm đến 2 thông số là: dung lượng RAM và bus RAM:
- Dung lượng khuyến khích: từ 8GB trở lên
- Bus RAM không cần quá cao: 2666Mhz là đủ
Vậy nên chọn RAM thương hiệu gì? Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm của Kingston, G.Skill. Lưu ý: Khi chọn RAM cần đảm bảo rằng bo mạch chủ có hỗ trợ loại RAM mà bạn muốn chọn.
Ổ cứng
Speedcom luôn khuyến khích bạn nên đầu tư cả 2 loại ổ cứng là SSD và HDD. HDD sử dụng để lưu trữ dữ liệu, dung lượng bao nhiêu thì tùy thuộc vào bạn 500GB, 1TB, 2TB… SSD được sử dụng để lưu trữ và chạy chương trình. Mua thêm SSD sẽ giúp máy khởi động nhanh hơn. Nếu không có nhiều ứng dụng nặng, thì chỉ cần mua SSD chuẩn SATA.
Nguồn
Đừng chọn nguồn công suất lớn cũng đừng mua nguồn cao cấp. Nên mua nguồn công suất khoảng 350W của một số hãng sản xuất như: Jetek, Xigmatek, Cooler Master.
Với vỏ case, bạn có thể tùy chọn màu sắc, hình dáng theo sở thích. Tuy nhiên, Speedcom vẫn khuyến khích bạn nên chọn loại vỏ case nhỏ gọn, thiết kế đơn giản dành cho văn phòng, vừa không gây tốn diện tích vừa giúp dễ vệ sinh.
Tham khảo một số cấu hình PC văn phòng bán chạy nhất 2021
Dưới đây là một số cấu hình PC văn phòng bán chạy nhất tại Speedcom, bạn đừng quên tham khảo nếu có nhu cầu nhé!
Cấu hình PC văn phòng dưới 6 triệu đồng
CPU | G5400 |
Mainboard | H310 |
RAM | 4GB |
Ổ cứng | SSD 120GB, HDD 500GB |
Nguồn | 350W |
Tuy sở hữu cấu hình không cao nhưng lại được những người làm việc tại nhà, phụ huynh muốn mua máy tính học tập cho con lựa chọn.
Case máy tính văn phòng từ 6-8 triệu đồng
CPU | Core i5 6500 |
Mainboard | H110 |
RAM | 8GB |
Ổ cứng | SSD 120GB, HDD 500GB |
Nguồn | 350W |
Nhờ sở hữu Core i5 6500 và RAM dung lượng 8GB, PC văn phòng có thể làm được nhiều công việc liên quan đến: kế toán, hỗ trợ kinh doanh…
PC văn phòng trên 8 triệu đồng
CPU | Core i5 9400 |
Mainboard | B365 |
RAM | 8GB |
Ổ cứng | SSD 120GB, HDD 500GB |
Nguồn | 350W |
Khác với 2 cấu hình PC văn phòng trên, case máy tính này lại có thể xử lý các tác vụ văn phòng nặng bên cạnh những công việc cơ bản. Dù bạn muốn chỉnh sửa hình ảnh với Photoshop hay chạy các phần mềm quản lý kho hàng nặng thậm chí chơi game cũng không thành vấn đề!
Nếu muốn mua máy tính văn phòng, bạn có thể tham khảo 3 cấu hình trên!
Cấu hình case máy tính đồng bộ – lắp ráp có gì khác nhau?
Cách hướng dẫn lựa chọn trên có áp dụng cho PC đồng bộ được hay không? Cấu hình PC văn phòng đồng bộ và lắp ráp có gì khác nhau? – Đây là thắc mắc của phần lớn người đang có dự định chọn case văn phòng.
⇒ Speedcom xin trả lời: Bạn có thể áp dụng cách lựa chọn trên với cả 2 dòng PC đồng bộ và lắp ráp.
Mặc dù PC đồng bộ được sản xuất nguyên khối và bị hạn chế về mặt tự do lựa chọn linh kiện nhưng các nhà cung cấp vẫn có đa dạng các loại cấu hình khác nhau đáp ứng nhu cầu của bạn. Chỉ cần “ướm” cấu hình gần với cấu hình gợi ý nhất là được!
Bạn đã biết cách xây dựng cấu hình PC văn phòng ra sao rồi chứ? Hãy nhớ thường xuyên theo dõi Website của Máy tính Speed để cập nhật thêm nhiều tin tức thú vị khác!